Chúng tôi có dịp gặp gỡ NS tại CLB sang tác ca khúc quận Tân Bình. Anh xuất thân là giáo viên dạy âm nhạc. Vũ Đình Ân vừa được bộ văn hóa thông tin trao huy chương vì sự nghiệp văn nghệ quần chúng (đã có thành tích gắn bó với ngành trên 20 năm qua). Anh là một trong 92 người của TP.HCM gồm có các ngành Sân Khấu, Truyền hình, Nhiếp ảnh…Chúng ta thử tìm hiểuquá trình họat động của anh.
Năm 1972, anh bắt đầu tự học âm nhạc, và năm 1976 tham gia phong trào văn nghệ phường 13 quận Tân Bình. Năm 1983, phụ trách phong trào văn thể mỹ của liên hợp xã TCN-TCN quận Tân Bình.
Tháng 10/1994 ,Chủ nhiệm CLB Hợp xướng quận Tân Bình. Tháng 11/1994, tham gia bồi dưỡng sáng tác do Hội âm nhạc Tp.HCM và Nhà văn hóa quận Tân Bình tổ chức. Tháng 3/1995, tốt nghiệp Trại sang tác đạt lọai khá. Tháng 12/1995, được kếp nạp hội viên Hội âm nhạc Tp.HCM. Tháng1/1996, được bầu làm Chủ nhiệm CLB sang tác quận Tân Bình kiêm phó CN-CLB Hợp xướng.
Với quá trình họat động văn hóa nghệ thuật, anh đã có nhiều tác phẩm được phát sóng trên đài truyền hình Tp.HCM như: Tình ca cô thợ dệt, Mẹ đừng khóc, Như gió thỏang qua, Hãy hát cho đời, Giấc mơ đầu tiên…và các ca khúc trên Đài phát thanh như:Tóc thề, Như chiều mây bay, Em đã hai mươi…và một album ca nhạc như :con đường hoa hồng (Trùng Dương Audio), ru đời bơ vơ (VB Star), Tình mãi còn hồng…
Ngòai ra, anh còn viết các tác phẩm hợp xướng, viết phối âm như: Việt Nam trên đường chúng ta đi (Huy Du), Việt Nam quê hương tôi (Đỗ Nhuận), Tình đất đỏ miền đông (Trần Long Ẩn), Du kích sông thao (Đỗ Nhuận), Bạch đằng giang (Lưu Hữu Phước), Đất nước hôm nay (Phan Thao), Mùa xuân trên Tp. HCM ( Xuân Hồng), người mẹ (Nguyễn Ngọc Thiện), Sài Gòn 300 năm được giả khuyến khích và được sở Văn Hóa Thông Tin cấp giấy khen).
NS. Vũ Đình Ân còn dạy âm nhạc tại cửa hàng bán nhạc cụ của anh trên đường Lê văn Sỹ, quận 3 (477-Lê văn Sỹ-Phường12, quận 3).
Anh cũng dự tính thực hiện Album nhạc tình cho CLB sáng tác quận Tân Bình, hòan thành một tập nhạc 10 bài hợp xướng do NS. Thế Bảo viết lời tựa.
MINH ĐỨC (Bạc Liêu) |