Trang chủ
Tác giả
Thông tin
Truyện Kiều
Lục Vân Tiên
Âm nhạc khắp nơi
Phỏng vấn tác giả
Tác phẩm
Ca khúc mới
Audio CD
Video Clip
Phim truyện
Album đã phát hành
Giới thiệu
Hình ảnh hoạt động
Studio
Trao đổi
Liên hệ
Thông tin cần thiết

Giá vàng
Giá ngoại tệ
Chứng khoán HaSTC
Chứng khoán HoSTC
Xổ số kiến thiết

Thống kê truy cập
Truy cập: 1664733
Online: 3
TIN TỨC  >> TRUYỆN KIỀU
Khi nàng Kiều đi vào âm nhạc  (17/10/2008 )
Trên thế giới, những áng văn thơ nổi tiếng vẫn thường được các nhà soạn nhạc tái hiện bằng các hình thức, thể loại âm nhạc. Tái hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung - ở đó - opera với những bản aria dung dị hoặc cực kỳ phức tạp, những liên khúc hoặc uvectuya đầy kịch tính...

Bằng nghệ thuật âm thanh, bằng phương tiện biểu hiện - người nghe cảm thụ được những trạng thái khác nhau của thế giới tâm hồn - ngôn ngữ âm nhạc hòa điệu cùng ngôn ngữ văn học. Ở nước ta, truyện Kiều - tác phẩm thơ cổ điển nổi tiếng của thiên tài Nguyễn Du cũng đã được Nguyễn Văn Nam soạn thành bản giao hưởng: "Chuyện nàng Kiều" và gần đây, nhạc sĩ trẻ Vũ Đình Ân dưới sự hướng dẫn của giáo sư nhạc sĩ Thế Bảo, đã gửi đến người yêu nhạc Hợp xướng Kiều. (Đã phát hành băng cassette và sẽ tiến hành sản xuất trên CD). Hợp xướng Kiều sẽ được biểu diễn trong một ngày gần đây.

Với 3254 câu thơ, Nguyễn Du đã làm nên Truyện Kiều, chọn 418 câu thơ, Vũ Đình Ân viết nên Hợp xướng Kiều gồm: Chương I - Mối tình đầu; Chương II - Hồng nhan bạc phận; Chương III - Tình chị duyên em với 175 trang chép tay có phần đệm piano.



"Tình tang, tình tang. Ố tang tình tang"... Sự gợi mở của những khúc đẩy đưa, đưa đẩy, của những điệu dân ca thấm đẫm niềm yêu thương, của níu kéo tình nhân, của hoài niệm và sớt chia ân oán ở đời, của những gì làm nên khúc hát nàng Kiều, làm nên giá trị Truyện Kiều. "Tình tang, tình tang. Ố tang tình tang" dẫn người nghe về với "năm Gia Tĩnh triều Minh, Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng" để gặp một  "nhà  viên ngoại họ Vương. Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung". Ở đó có "hai ả tố nga. Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách, tuyết tinh thần. Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn người". Gia thế, tài sắc nàng Kiều được khắc họa bằng Đoạn A với khúc "tình tang" nghe thật xốn xang bởi trong yên ả thanh bình dường như đã có bóng dáng của chông chênh và nghiệt ngã... Giọng nam lĩnh xướng cùng với sự nhắc lại của dàn hợp xướng càng làm rõ nét hơn những nghiệt ngã và chông chênh... Đoạn B với những đan xen lĩnh xướng nam và nữ, đoạn của nàng Kiều gặp chàng Kim, đoạn của "Người quốc sắc, kẻ thiên tài. Tình trong như đã mặt ngoài còn e", đường nét giai điệu ở đây cũng như "tỉnh" như "mơ" và khi "Bóng tà như giục cơn buồn. Khách đà lên ngựa, người còn ngó theo".  Khúc "tình tang" của dàn hợp xướng nổi lên cuốn hút mà buồn thương, trào dâng mà lắng đọng bởi "Người đâu gặp gỡ làm chi. Trăm năm biết có duyên gì hay không", để làm nên cấu trúc âm nhạc của Đoạn C, đoạn Kiều Kim đính ước, tiếng đàn piano và dàn hợp xướng đã làm người nghe bâng khuâng khôn tả bởi sự nhắc lại và mô phỏng đường nét giai điệu đã hình thành từ cái buổi như "tỉnh" như "mơ" ấy. Những say đắm, những ngẩn ngơ đã tạo thành cung bậc, ngay cả khi tìm đến nhau mà "mấy lần cửa đóng then cài, đầy thêm hoa rụng biết người ở đâu" cũng là để cho cung thương, cung nhớ, cung chờ trào lên đỉnh điểm, để "một lời vâng tạc đá vàng thủy chung".

Trong tiếng đàn piano ngỡ như réo rắt, ngỡ như trang trải yên bình, ngỡ như dạo khúc "mừng thọ ngoại hương" đã nghe giọng buồn khắc khoải của câu ca mở đầu Chương II "Hồng nhan bạc phận", bởi "Hàn huyên chưa kịp giãi dề. Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao". Chương II gồm các đoạn: Kiều bán mình chuộc cha. Vào lầu xanh lần 1. Gặp sở khanh Mã Giám Sinh; Gặp Thúc Lang - bị Hoạn Thư đầy đọa. Vào lầu xanh lần 2 - Gặp Từ Hải; quan Hồ Tôn Hiến đánh lừa Kiều. Kiều nương nhờ cửa Phật. Tiếng đàn piano với những hòa âm mang tính đột biến lúc rắn đanh bùng phát, lúc trầm mặc ủ ê, kiệu giọng lãnh xướng nữ, lãnh xướng nam, kiệu cả dàn hợp xướng hài hòa vào cung bậc, sắc thái của thể loại âm nhạc này. Cùng với điều đó là sự diễn tiến của câu chuyện - một câu chuyện mà từ lời thơ của Nguyễn Du đến âm nhạc của Vũ Đình Ân đều hướng người đọc, người nghe vào "nút" vào cao trào... để có thể rồi cùng gặp nhau ở nhận định: "Giọt nước mắt của chàng thư sinh học Thúc chẳng làm sao xóa được nỗi đau 15 năm lưu lạc của nàng Kiều". Từ đó ta cùng Vũ Đình Ân, cùng dàn hợp xướng hòa điệu với chương III Tình chị duyên em.

Nghe từ lời ca, từ cung bổng cung trầm câu chuyện Kim Trọng kết duyên Thúy Vân - một câu chuyện có hậu như phần lớn văn chương cổ điển - chuyện có hậu cũng rất Nguyễn Du. Những ai đã say mê Truyện Kiều đều thuộc nằm lòng nỗi lòng Kim Trọng không nguôi thương nhớ Kiều.

Ngày đoàn viên trong bước gian truân của Kiều được khắc họa bằng âm nhạc và với hình thức hợp xướng, người nghe càng cảm thụ trọn vẹn hơn khúc hát nàng Kiều.

Vẫn với khúc "tình tang" nhưng ở đây - gần vào phần kết - người nghe càng nhận ra những thủ pháp nhắc lại với nhiều biến hóa, sự chuyển điệu và thay đổi hòa âm, dù vậy, âm hưởng chung vẫn bám chặt chất liệu ban đầu. Giọng xa, giọng gần đều hút về điệu chính.

Hình thành tác phẩm Hợp xướng Kiều trên nền của những câu thơ lục bát vốn là thể thơ mang đậm hồn dân tộc - tự thân điều này đã nói lên sự gắn bó của Nhạc sĩ Vũ Đình Ân với sắc điệu cội nguồn. Xuyên suốt tác phẩm, người nghe nhận ra đường nét của mảng dân ca đồng bằng Bắc bộ, dân ca Nghệ Tĩnh, những câu hò, điệu lý, những làn quan họ, câu hát xẩm xoan... Trung thành với những gì mà thiên tài Nguyễn Du dùng để kết Truyện Kiều - dù vẫn biết hạn chế của hoàn cảnh lịch sử khiến Nguyễn Du lý giải theo thuyết "mệnh trời" - nhưng khúc "tình tang" về cuối của Hợp xướng Kiều đã nâng lên những cung bậc mới, tiết điệu mới - nhanh hơn, cuốn hút hơn nên cũng day dứt hơn và quyến rũ hơn.

Nhạc sĩ LINH GIANG (Theo Khoa học phổ thông - phụ san số 5 - 8.2001)

 Quay lại    Đầu trang    In trang
Các tin khác
Một hợp xướng Kiều dễ cảm!  (15/10/2008)
Trình diễn hợp xướng Truyện Kiều  (15/10/2008)
Hợp xướng truyện Kiều dài nhất Việt Nam  (15/10/2008)
Hợp xướng Truyện Kiều gần gũi công chúng  (15/10/2008)
Liệu Hợp xướng truyện Kiều dài nhất VN có thể ra mắt?  (15/10/2008)
Hợp xướng Truyện Kiều  (15/10/2008)
Nàng Kiều chờ mạnh thường quân!  (15/10/2008)
Hợp xướng truyện Kiều  (15/10/2008)
Lần đầu tiên truyện Kiều lên hợp xướng  (11/10/2008)
Thông tin cần biết

Đêm Thơ Nhạc Hợp Xướng Truyện Kiều Lần Đầu Tổ Chức Tại Đà Lạ
Kieu Tale chorus performed at church
Đem Truyện Kiều vào Nhà Thờ
"Hợp xướng Truyện Kiều" tiếp tục được công diễn tại thành phố Đà Lạt
Thiệp Mời Đêm Thơ Nhạc Hợp Xướng
Lấy thơ xưa viết thành hợp xướng "khủng"
Vũ Đình Ân và nghệ thuật chinh phục âm nhạc "đỉnh cao"
Nhạc sĩ Vũ Đình Ân vừa trình làng album Tặng em bài rumba.
HTV phỏng vấn về hợp xướng Lục Vân Tiên
HỢP XƯỚNG LỤC VÂN TIÊN - Một táo bạo mới của Vũ Đình Ân

C
D
F
G

Cổng thông tin VUDINHAN.COM
Bản quyền thuộc về Nhạc sĩ Vũ Đình Ân
Địa chỉ: 373/82 Đường Trường Chinh - P.14 - Q.Tân Bình - TP.HCM
Điện thoại: 08-38490608 - Di động: 0903614816
Email: info@vudinhan.com - studiovudinhan@yahoo.com

Powered by VNC